Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi khiến bé ăn uống không ngon miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bậc phụ huynh càng lo lắng, sốt ruột hơn khi không biết rõ căn bệnh này là gì? Có ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ không? Hãy bình tĩnh và cùng Tapchidongy.org xóa tan mọi lo âu với những thông tin hữu ích dưới đây.
Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 2 tuổi?
Trào ngược dạ dày là tình trạng hệ tiêu hóa bị rối loạn khiến axit dạ dày, dịch vị và thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên cơ quan thực quản. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi và không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ. Đến khi trẻ 12 tháng tuổi, bệnh sẽ từ từ biến mất.
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu từ hai nhóm nguyên nhân chính:
Trào ngược dạ dày do sinh lý
Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ những yếu tố sinh lý:
- Cơ vòng thực quản phát triển chưa toàn diện: Cơ vòng có chức năng đóng mở “cửa” để thu nạp thức ăn và làm lá chắn cản trở acid dịch vị trào ngược. Tuy nhiên, khi cơ quan phát triển chưa toàn diện thì nguy cơ cao dịch acid có thể len lỏi bên trên
- Chức năng của hệ tiêu hóa chưa ổn định: Trẻ 2 tuổi rất dễ mắc phải hiện tượng rối loạn hệ tiêu hóa, co bóp bất thường. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho acid trào ngược
- Trẻ vận động vừa ăn xong: Khi ăn xong trẻ cần ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để tiêu hóa. Các hoạt động chạy nhảy lúc này sẽ gia tăng áp lực lên hệ tiêu hóa. Khiến cho khả năng kiểm soát acid yếu đi.
- Cho trẻ nằm khi uống sữa: Trẻ rất dễ nôn trớ khi nằm uống sữa vì lúc này cơ hoành nằm ngang với dạ dày, sữa rất dễ dàng trào ngược ra ngoài.
- Chế độ dinh dưỡng hằng ngày: Các thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ hoặc sữa công thức không phù hợp… cũng góp phần tăng cao nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 2 tuổi
Các trường hợp mắc trào ngược dạ dày do sinh lý thường nôn trớ sau khi uống sữa hoặc ăn dặm. Tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra ở cấp độ nhẹ. Trẻ vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi do bệnh lý
Bên cạnh các yếu tố sinh lý, một số bệnh lý sau đây cũng “góp mặt” gây ra các triệu chứng bệnh:
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Chứng bệnh này gây tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc cơ quan tá tràng dẫn đến loét.
- Thoát vị cơ hoành: Đây là một dị tật bẩm sinh do các cơ quan ở ổ bụng “trồi” lên lồng ngực thông qua các lỗ khuyết, thường ở lỗ sau và phía trên ở cơ hoành.
- Sa dạ dày: Bệnh lý xuất hiện khi đáy của dạ dày nằm ở vị trí thấp hơn so với bình thường. Dẫn đến việc khó khăn trong hệ tiêu hóa.
Các triệu chứng khi trẻ 2 tuổi mắc trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày sẽ biểu hiện với những dấu hiệu sau đây, ba mẹ cần lưu ý:
- Trẻ hay nôn mửa sữa và thức ăn
- Nấc cụt và ợ hơi thường xuyên
- Miệng bé xuất hiện mùi hôi
- Trẻ hay quấy khóc bất thường, thường xuyên vào ban đêm
- Thường hay thức giấc
- Cân nặng tăng chậm, suy dinh dưỡng
- Trẻ thở khò khè và đau bụng
- Các cơn ho kéo dài và giọng nói bị khàn
**daday**
Bé 2 tuổi bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Về bản chất thì chứng bệnh này không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Khi trẻ nôn mửa, kén ăn sẽ dẫn đến tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, một số trẻ không có biểu hiện ho nhưng lượng acid và thức ăn trào ngược sẽ lên làm tăng nguy cơ bệnh hen suyễn. Lúc này, trẻ cũng dễ mắc các bệnh liên quan đến phổi và đường hô hấp.
Khi các triệu chứng trào ngược dạ dày diễn biến kéo dài sẽ gây dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng như:
- Thần kinh rối loạn
- Thực quản bị viêm
- Thực quản xuất huyết
- Khi axit trào ngược vào mũi, phổi và khí quản, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp
- Gây ra các vết loét chảy máu do thiếu hồng cầu và máu
- Thực quản bị thu hẹp và xuất hiện các khối polyp
- Thực quản nóng rát và sưng tấy
- Quá trình nuốt thức ăn khó khăn do mô sẹo hình thành trong thực quản
Cách chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi
Để chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 2 tuổi, bác sĩ chuyên khoa thường áp dụng các biện pháp sau đây:
- Chụp X-Quang: Trẻ sẽ được nuốt Barium (chất cản quang) và được “soi” dưới máy chụp X-Quang. Các tổn thương ở vùng dạ dày, thực quản và ruột non dễ dàng “lộ” ra và phát hiện được triệu chứng gây bệnh.
- Nội soi thực quản: Sau khi được gây tê, bác sĩ đưa ống nội soi được trang bị thêm camera và đèn ở đầu ống vào cơ thể trẻ. Hình ảnh về các vết thương sẽ được quan sát trên màn hình vi tính. Dù là vết thương có kích thước vài milimet cũng không thể “ẩn hình” với ống nội soi.
- Nghiên cứu thăm dò trở kháng trong 24 tiếng: Một ống nhỏ được đặt qua mũi vào thực quản của trẻ. Đầu ống này được đặt nằm ở trên cơ thắt thực quản nhằm theo dõi chính xác nồng độ acid trong thực quản.
- Xét nghiệm nước tiểu và máu: Xét nghiệm này nhằm loại trừ các nguyên nhân gây ra hiện tượng nôn mửa nhưng thường bị nhầm lẫn với chứng trào ngược dạ dày thực quản
Cảm ơn bạn đã ủng hộ
Vâng, chúng tôi luôn cập nhật các sản phẩm uy tín nhất thị trường
Nhận xét của bạn là động lực để đội ngũ viết bài chất lượng hơn
Cảm ơn bạn đã chia sẻ, chúc bạn nhanh khỏi bệnh.
Dạ, sản phẩm được rất nhiều người đánh giá cao.
Vâng, có rất nhiều bài thuốc hay mà không phải ai cũng biết.
Cảm ơn sự tin tưởng của bạn.
Dạ, tùy vào cơ địa mỗi người mà bài thuốc phát huy hiệu quả nhanh hay chậm.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
Chúc mừng bạn, đừng quên giới thiệu cho bạn bè biết nữa nhé.