Bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai phải làm sao? WEBTRETHO
Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi trào ngược acid dạ dày là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Vì thường xuyên bị ợ nóng, đầy bụng, nhiều thai phụ cảm thấy cực kỳ khó chịu và không muốn ăn uống dẫn đến nguy cơ thai nhi bị thiếu dinh dưỡng. Trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai tuy không nguy hiểm nhưng rất cần được chú ý trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thai phụ.
Nguyên nhân của trào ngược dạ dày khi mang thai do:
- Thay đổi hormon làm các cơ của thực quản giãn bao gồm cả cơ thắt thực quản dưới (LES). LES giãn tạo điều kiện cho acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Mặt khác, thay đổi nội tiết tố còn làm dạ dày tiêu hóa thức ăn chậm, dễ dẫn đến trào ngược.
- Thai nhi phát triển làm tăng áp lực lên dạ dày. Điều này dẫn đến dịch có trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản do LES giãn (Ảnh: Internet).
Triệu chứng của trào ngược dạ dày ở bà bầu có thể kéo dài trong cả thai kỳ và nặng hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, mặc dù trước đó chưa từng mắc. Trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu có thể biến mất sau khi sinh.
Triệu chứng của trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai giống với người không mang thai:
- Ợ chua, ợ nóng.
- Ho hoặc thở khò khè.
- Buồn nôn, nôn.
- Khàn giọng.
- Viêm họng.
- Có cảm giác khó nuốt không do thức ăn.
Phân biệt bệnh trào ngược ở phụ nữ mang thai với nôn nghén
Chứng nôn nghén là tình trạng ốm nghén nặng, biểu hiện bằng cảm giác đầy hơi, khó chịu ở bụng, buồn nôn và nôn nhiều gây mất nước và sút cân. Chứng nôn nghén có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4 – 6 của thai kỳ, còn đa phần rơi vào tuần 8 – 12 và sẽ thuyên giảm sau 3 tháng đầu hoặc kéo dài đến hết thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi hormon người mẹ. Bên cạnh đó, hormon thai kỳ tăng lên làm chậm quá trình tiêu hóa, khó tiêu và gây trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?
Hầu hết các bà bầu đều phải trải qua giai đoạn ốm nghén. Trào ngược dạ dày góp phần làm nặng hơn triệu chứng buồn nôn, nôn, đặc biệt là chứng nôn nghén. Hậu quả là bệnh nhân có thể bị mất nước, sút cân (do nôn nhiều gặp trong chứng nôn nghén nặng) và tổn thương thực quản (do trào ngược dạ dày).
Mặt khác vì thường xuyên bị ợ nóng, đầy bụng, nhiều thai phụ cảm thấy cực kỳ khó chịu và không muốn ăn uống dẫn đến nguy cơ thai nhi bị thiếu dinh dưỡng.
Điều trị trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai như thế nào?
Để làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai mà không tác động đến thai nhi, việc đầu tiên cần làm là thay đổi lối sống:
- Ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Tránh các đồ chiên, cay hoặc giàu chất béo hoặc bất cứ thực phẩm nào làm giãn cơ thắt thực quản dưới và làm tăng nguy cơ ợ nóng.
- Uống ít nước trong khi ăn. Nên uống nước giữa các bữa ăn.
- Giữ tư thế đứng ít nhất 3 tiếng sau ăn.
- Đi bộ có thể giúp tiêu hóa tốt hơn.
- Nằm cao đầu hoặc đặt gối dưới vai để giúp ngăn chặn acid dạ dày trào ngược. Nằm nghiêng sang bên trái sẽ giúp thực quản cao hơn dạ dày, giúp được chứng trào ngược.
- Mặc quần áo rộng. Vì quần áo bó sát có thể làm tăng áp lực lên dạ dày.
- Duy trì cân nặng thích hợp.
- Nên ăn sữa chua hoặc một ly sữa để giảm triệu chứng. Hoặc uống một ít mật ong pha với trà hoa cúc.
- Tránh táo bón.
**daday**
4.9/5 (107 votes)