Biếng ăn ở trẻ không còn là đề tài mới lạ nhưng lúc nào cũng được sự quan tâm rất nhiều của các bậc cha mẹ. Khác với biếng ăn bệnh lý, khi bé biếng ăn sinh lý thường không gây nguy hiểm và tự khỏi sau vài ngày đến vài tuần. Vậy các giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ sơ sinh là khi nào?
Biếng ăn sinh lý là gì?
Biếng ăn ở trẻ chia ra làm 3 dạng chính đó là biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn tâm lý. Khác với biếng ăn tâm lý là do tâm lý sợ sệt do bị ép ăn, lừa ăn và biếng ăn bệnh lý là do cơ thể trẻ mắc các chứng bệnh khác thì biếng ăn sinh lý là tình trạng biếng ăn khi trẻ bước vào giai đoạn chuyển giao giữa các thay đổi chuyển đổi của trẻ ví dụ từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm, mọc răng, tập lẫy, bò đi đứng…
Biếng ăn sinh lý chỉ xảy ra trong khoảng thời gian 1 – 2 tuần theo sự biến đổi của chu kỳ phát triển tự nhiên về thể chất ở trẻ theo giai đoạn.
Các giai biếng ăn sinh lý của trẻ sơ sinh
Các giai đoạn trẻ dễ mắc chứng biếng ăn sinh lý bao gồm:
- Giai đoạn 3-4 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bé tập lẫy, lật sấp, lật ngửa, ngóc đầu.
- Giai đoạn 9 – 10 tháng tuổi: Đây là giai đoạn trẻ tập đi
- Giai đoạn 16-18 tháng tuổi: ở giai đoạn này trẻ thích chạy nhảy và khám phá tìm tòi mọi thứ xung quanh
Trong các giai đoạn này bé có những biến đổi sinh lý nhất định. Ngoài ra khi trẻ mọc răng, trẻ chuyển đổi từ các dạng ăn, hay bé đi học cũng là các giai đoạn khiến bé có thể bị biếng ăn sinh lý.
**chobe**
Dấu hiệu bé biếng ăn sinh lý
Mỗi dạng biếng ăn trẻ lại có những dấu hiệu khác nhau để phụ huynh có thể nhận biết bé đang biến ăn ở dạng nào. Một số dấu hiệu biểu hiện khi bé biếng ăn sinh lý có thể gặp đó là:
- Lượng ăn trong ngày của bé bị giảm đột ngột. Bé đang ăn bình thường đến một ngày bé ăn ít đi, lười ăn hơn và thường xuyên từ chối thức ăn không chịu ăn.
- Bé thường xuyên ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, khiến bữa ăn kéo dài cả tiếng đồng hồ
- Bé nghịch ngợm, hiếu động, luôn thích khám phá mọi thứ xung quanh mà bỏ quên bữa ăn của mình.
- Cân nặng của bé không tăng hoặc bị giảm sút ít nhiều. Để biết được điều này các bậc phụ huynh cần theo dõi sự phát triển của bé thường xuyên có thể bằng cách đo chiều cao, cân nặng tại nhà.
- Bé không bị sốt, ho, không viêm mũi, không bị phát ban, không rối loạn tiêu hóa… bé vẫn vui chơi bình thường nhưng lại vô cùng biếng ăn
Giải pháp khi trẻ biếng ăn sinh lý
Trẻ bước vào các giai đoạn thay đổi thể chất dẫn đến biếng ăn sinh lý thì cha mẹ không cần quá lo lắng mà hãy theo dõi tình trạng biếng ăn này của trẻ.
Trước hết cần kiểm tra xem bé có mắc các bệnh lý hay không? Một số bệnh lý như sốt, ho, viêm họng, viêm mũi, phát ban, rối loạn tiêu hóa,…. Nếu trẻ không mắc bệnh lý mà vẫn vui chơi bình thường nhưng lại lười ăn thì chắc chắn bé đang biếng ăn sinh lý.
Để khắc phục tình trạng biếng ăn sinh lý này cha mẹ hãy áp dụng cách sau:
- Cho trẻ ăn tăng số bữa trong ngày, số lượng mỗi bữa giảm đi một chút để vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng
- Thức ăn nên đa dạng về thực phẩm và cách chế biến, chọn món dễ ăn và lạ miệng
- Cho ăn xen kẽ các món khác nhau, mỗi thứ một ít để bé cảm thấy lạ miệng và ăn ngon hơn.
- Luôn tập trung vào bữa ăn, không xem ti vi, quảng cáo….khiến trẻ không thích thú với món ăn và bữa ăn
- Chấp nhận tình trạng bé biếng ăn tạm thời. Không nên ép ăn quá mức vì có thể làm cho bé sợ ăn và trở thành chứng biếng ăn rất khó khắc phục.
Cảm ơn bạn đã ủng hộ
Vâng, chúng tôi luôn cập nhật các sản phẩm uy tín nhất thị trường
Nhận xét của bạn là động lực để đội ngũ viết bài chất lượng hơn
Cảm ơn bạn đã chia sẻ, chúc bạn nhanh khỏi bệnh.
Dạ, sản phẩm được rất nhiều người đánh giá cao.
Vâng, có rất nhiều bài thuốc hay mà không phải ai cũng biết.
Cảm ơn sự tin tưởng của bạn.
Dạ, tùy vào cơ địa mỗi người mà bài thuốc phát huy hiệu quả nhanh hay chậm.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
Chúc mừng bạn, đừng quên giới thiệu cho bạn bè biết nữa nhé.