Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là gì? Ở trẻ sơ sinh, cha mẹ thường không ít lần hoang mang xem con có đang bị tiêu chảy. Nếu như ở trẻ em đã lớn, cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra những điểm bất thường trong việc đi vệ sinh của con thì với trẻ sơ sinh đây lại là vấn đề vô cùng phức tạp.

Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và đang hoàn thiện. Tùy từng giai đoạn phát triển mà phân của trẻ có những tính chất khác nhau. Không trẻ nào giống trẻ nào hoàn toàn. Thậm chí nó có sự khác biệt giữa các ngày với nhau.

Do đó, trước khi xem đến những dấu hiệu khi bị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, chúng ta cùng tìm hiểu những điều BÌNH THƯỜNG ở trẻ mà nhiều khi ta vẫn coi là khác thường mẹ nhé!

1.1. Số lần đi vệ sinh trong ngày – dấu hiệu dễ nhầm lẫn ở trẻ sơ sinh bị tiêu chảy với trẻ bình thường

Dựa trên số lần đi ngoài, mẹ để ý xem có phải dấu hiệu trẻ sơ sinh tiêu chảy không nhé

Dựa trên số lần đi ngoài, mẹ để ý xem có phải dấu hiệu trẻ sơ sinh tiêu chảy không nhé

Cha mẹ thường lo lắng khi thấy trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày. Song ở trẻ sơ sinh, kiểu đi ngoài BÌNH THƯỜNG khá dao động.

  • Trẻ sơ sinh thường đi ngoài 3-4 lần/ngày. Hoặc cũng có thể lên đến 7-8 lần/ngày tùy từng trẻ.
  • Trẻ lớn dần thì hệ tiêu hóa cũng hoàn thiện hơn, tốc độ vận chuyển thức ăn chậm lại nên số lần đi ngoài sẽ giảm. Thậm chí một số trẻ chỉ đi 1 lần/ngày hoặc vài ngày mới đi 1 lần.
  • Trẻ bú mẹ đi ngoài nhiều hơn trẻ bú sữa công thức.

Số lần đi ngoài trong ngày ở mỗi trẻ không giống nhau. Nếu trẻ vẫn tăng cân đều, ăn ngủ tốt và không có các triệu chứng bất thường khác kèm theo thì mẹ đừng lo lắng quá nhé!

1.2. Tính chất phân

Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong những tháng đầu đời, phân thường lỏng và mềm hơn bình thường, có màu xanh đậm hoặc vàng đậm. Nhưng chúng sẽ khuôn dần theo thời gian thôi mẹ ạ.

Phân là kết quả của một quá trình tiêu hóa: thức ăn nuốt vào và được phân hủy bởi hệ vi khuẩn, enzyme tiêu hóa của đường ruột. Do đó, phân của trẻ liên quan mật thiết đến hệ vi khuẩn sinh sống trong đường ruột, enzyme tiêu hóa và những thứ mà mẹ ăn, trẻ ăn và trẻ uống.

Ví dụ như:

  • Khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng (do kháng sinh, nhiễm khuẩn, nhiễm rota virus,…) trẻ rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kém hấp thu, miễn dịch kém. Trẻ thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân sống hay lẫn nhầy máu,…
  • Một số loại thực phẩm như: cà chua, cà rốt, củ dền, rau chân vịt,… hay một số loại thuốc như sắt, bismuth subsalicylate khi bổ sung thường làm màu sắc phân của trẻ thay đổi.

Do đó, mẹ đừng quá hoảng sợ hay lo lắng khi thấy phân của bé đổi màu nhẹ, thêm một vài hạt nho nhỏ trong một hay hai lần đi ngoài nhé! Trong giai đoạn sơ sinh này, mẹ nên dự phòng sẵn men vi sinh tại nhà cho bé, nhất là với bé miễn dịch kém, bé ăn sữa ngoài, bé đang ăn dặm bổ sung. Khi hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, hệ tiêu hóa của bé sẽ được bảo vệ và vận động trơn tru hơn.

2. Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là gì?

Ở nhiều trẻ sơ sinh, việc đi ngoài >3 lần/ngày là điều bình thường. Số lần đi ngoài của mỗi trẻ là khác nhau. Song nếu bỗng một ngày, trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân lỏng, rất lỏng, thậm chí chỉ toàn nước khác hẳn mọi ngày thì mẹ hãy chụp lại hoặc lưu lại mẫu phân và cho bé đi khám ngay nhé!

Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này như: do kháng sinh, nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus,… Tùy từng trường hợp mà trẻ tiêu chảy có các dấu hiệu khác kèm theo như:

  • Phân chứa nhiều chất nhày hay lẫn máu: Ở trẻ sơ sinh, một lượng nhỏ chất nhầy trong phân là bình thường. Trẻ bú mẹ, trẻ mọc răng hay đang bị viêm nhiễm đường hô hấp, đờm nhiều thì lượng chất nhầy trong phân cũng nhiều hơn. Song sẽ đáng lo ngại khi phân lần nhiều chất nhầy, đặc biệt là nhầy máu. Rất có thể bé đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa, tiêu chảy nhiễm khuẩn,…
  • Khó chịu, quấy khóc, chán ăn
  • Đau bụng
  • Nôn ói nhiều
  • Sốt 38,5 độ trở lên
  • Có dấu hiệu mất nước như: khô miệng, lạnh đầu chi, giảm lượng nước tiểu,… Mẹ có thể đặt thử 1 ngón tay vào miệng trẻ để kiểm tra. Lưu ý là rửa tay sạch trước đã mẹ nhé!

3. Hậu quả nghiêm trọng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Theo BS.CKI Phạm Ngọc Nương (Trưởng Khoa Nhi – BV Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long): “Trẻ tiêu chảy nhiều, tốc độ đào thải phân cao nên rất dễ dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan. Tiêu chảy sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt là khi bệnh gây ra bởi nhóm vi khuẩn E.coli. Loại vi khuẩn này hiện nay kháng hầu hết các loại kháng sinh mà các bệnh viện đang sử dụng. Chúng chỉ còn nhạy cảm với một số kháng sinh thế hệ mới khá đắt tiền”.

Nghiêm trọng hơn, nếu bé sơ sinh bị tiêu chảy thì việc mất nước diễn ra càng nhanh chóng. Khi bị mất nước nghiêm trọng, trẻ giảm giảm ý thức, lơ mơ, tim đập nhanh, da nhợt nhạt,… Thể tích tuần hoàn đã giảm đáng kể, rất dễ dẫn tới sốc giảm thể tích, thậm chí là tử vong.

Chưa kể đến trẻ tiêu chảy xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau: trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn, tiêu chảy cấp do virus rota,… nguy hiểm hơn.

Cách trị tiêu chảy ở trẻ em sơ sinh?

Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị tiêu chảy, cha mẹ cần lập tức đưa bé đến bệnh viện để được để xác định đúng nguyên nhân và sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ sao cho đúng. Ngoài ra, việc chăm sóc cho bé tại nhà đúng cách cũng rất quan trọng.

  • Cho bé bú nhiều hơn. Điều này không chỉ giúp bù nước và chất dinh dưỡng bị thiếu hụt mà trong sữa mẹ còn chứa nhiều lợi khuẩn, kháng thể tốt cho miễn dịch đường tiêu hóa của bé.
  • Bù nước và điện giải bằng Oresol thẩm thấu thấp.
  • Bổ sung cho bé men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn đặc hiệu với chứng tiêu chảy: L. rhamnosus, B. lactis, S. rthermophilus.
  • Với trẻ > 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như: cháo cà rốt, cháo thịt nạc, chuối, táo, nước gạo rang,…
  • Tránh cho trẻ ăn, uống các thực phẩm chứa nhiều đường (kẹo ngọt, nước có ga,…). Thực phẩm nhiều chất xơ, khó tiêu hóa (ngô, đậu,…) vì chúng sẽ làm tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé.

**chobe**


    4.9/5 (91 votes)

    nNguyễn Vân
    Bài viết chia sẻ kiến thức khá hay, sẽ giới thiệu cho nhiều bạn bè biết
    Reply
    Hoàng TúAdmin

    Cảm ơn bạn đã ủng hộ

    vVăn Đoàn
    Quá rẻ, tôi đã đặt mua combo 2 sản phẩm và thấy rất hiệu quả
    Reply
    Hoàng TúAdmin

    Vâng, chúng tôi luôn cập nhật các sản phẩm uy tín nhất thị trường

    tTrần Mạnh
    Bài viết rất hữu ích, tôi thường xuyên vào đây để đọc kiến thức chăm sóc sức khỏe và đặt hàng theo hướng dẫn
    Reply
    Hoàng TúAdmin

    Nhận xét của bạn là động lực để đội ngũ viết bài chất lượng hơn

    tThu Thuỷ
    Tôi đã đặt mua hàng theo hướng dẫn, bệnh tật của tôi sau 2 tuần được cải thiện rõ rệt
    Reply
    Hoàng TúAdmin

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ, chúc bạn nhanh khỏi bệnh.

    hHoàng Lan
    Tuyệt vời, các bài thuốc dân gian rất hiệu quả mà tiết kiệm được rất nhiều tiền
    Reply
    Hoàng TúAdmin

    Dạ, sản phẩm được rất nhiều người đánh giá cao.

    dDuy Linh
    Tôi bị bệnh lâu năm, đi chữa nhiều nơi không khỏi, từ khi biết chỗ này mua thì sức khỏe của tôi cải thiện rõ rệt
    Reply
    Hoàng TúAdmin

    Vâng, có rất nhiều bài thuốc hay mà không phải ai cũng biết.

    pPhương Trang
    Giao hàng nhanh, đóng gói kỹ càng, sản phẩm rất chất lượng
    Reply
    Hoàng TúAdmin

    Cảm ơn sự tin tưởng của bạn.

    nNguyễn Chiến
    Tôi mua nhiều nơi nhưng không hiệu quả, từ khi mua bên này bệnh của tôi thuyên giảm hẳn
    Reply
    Hoàng TúAdmin

    Dạ, tùy vào cơ địa mỗi người mà bài thuốc phát huy hiệu quả nhanh hay chậm.

    qQuỳnh Hoa
    Bạn bè giới thiệu tôi vào đây, tôi cảm thấy rất hài lòng về chất lượng
    Reply
    Hoàng TúAdmin

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ.

    mMai Hương
    Thật may mắn khi biết nơi này bán, tôi đã tìm kiếm khắp nơi mà giờ mới thấy
    Reply
    Hoàng TúAdmin

    Chúc mừng bạn, đừng quên giới thiệu cho bạn bè biết nữa nhé.